Cầu Thê Húc – Biểu tượng văn hóa người Hà Nội
Cầu Thê Húc nối từ bờ bên này của hồ Gươm qua bờ bên kia của đảo Ngọc, nơi đền Ngọc Sơn tọa lạc, từ lâu đã được xem như biểu tượng văn hóa của vùng đất Hà Nội. Sau hàng trăm năm tồn tại, công trình kiến trúc này vẫn giữ trọn nét đẹp xưa và thu hút đông đảo tín đồ du lịch đến tham quan.
Cầu Thê Húc dáng hình "cong cong như con tôm" mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, nối nhiều ước vọng tươi đẹp từ quá khứ đến hiện tại và hướng về tương lai.
Lịch sử về cầu Thê Húc
Một trong những điểm nhấn kiến trúc đầu tiên của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc với màu sơn son như một dải lụa mềm mại vắt qua làn nước xanh đặc trưng của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt. Được thần Siêu (Nguyễn Văn Siêu) xây dựng vào năm 1865. Cầu Thê Húc là một cây cầu màu đỏ son, làm bẳng gỗ, một cây cầu nối liền giữa bờ với đền Ngọc Sơn ở giữa hồ Hoàn Kiếm. Cầu Thê Húc có ý nghĩa là “nơi lưu lại ánh sáng” hay “nơi ngưng tụ hào quang”. Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.
Có thể thấy, cầu Thê Húc hướng về phía Đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí ấy. Và đi cùng với ý nghĩa ấy, nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ này đem đến màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay - cây cầu Thê Húc - biểu tượng của thần mặt trời. Bởi thế trong cảm nhận riêng của mình, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến đã viết: “Hồ Gươm làm cho Hà Nội duyên dáng và mềm mại hơn nhưng cầu Thê Húc lại là đồ trang sức quý giá của Hồ Gươm”.
Theo các kiến trúc sư, cầu Thê Húc ban đầu được làm theo nét văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là đặc điểm gia đình nào cũng có một chiếc ao và làm cầu ao để mỗi khi đi làm đồng về thuận tiện cho việc rửa chân, giặt giũ quần áo.
Kết cấu cầu Thê Húc mang nhiều nét kiến trúc cổ xưa. Nó được phỏng theo hình một chiếc nhà gỗ của người dân vùng châu thổ Sông Hồng. Nếu như làm nhà cần có mộng, trụ giá, cột, khóa giang... như bộ khung nhà thì cầu Thê Húc cũng được thiết kế như vậy. Trên là nhà, dưới là cầu, “thượng gia, hạ kiều”, những ngôi chùa ngoài ao hồ nổi tiếng hiện nay cũng được thiết kế dựa trên kiến trúc cầu Thê Húc như cầu Ngói ở Huế, khu du lịch Hội An, chùa Thầy ở Sài Sơn, Hà Nội…
Khám phá các địa danh du lịch sát bên
Đền Ngọc Sơn: Bước qua cầu Thê Húc là bạn sẽ thấy ngay đền Ngọc Sơn. Đền là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Quân, Phật A Di Đà, Quan Công, Lã Động Tân,... Đền Ngọc Sơn được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Tháp Bút - Đài Nghiên: Tháp Bút được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 18, tháp cao 5 tầng, có hình dáng như một chiếc bút dựng đứng lên trời và nằm ở phía ngoài lối vào cầu Thê Húc - Đền Ngọc Sơn. Đài Nghiên nằm ngay bên cạnh Tháp Bút, được làm bằng đá xanh với nhìn dáng như một quả đảo bị cắt ngang còn một nửa.
Tháp Rùa: Tháp Rùa nằm trên một gò đất tại hồ Hoàn Kiếm, tháp có 4 tầng với phong cách kiến trúc là sự kết hợp của phong cách Gothic châu Âu với văn hoá bản địa Việt Nam.
Nhà hát lớn Hà Nội: Sở hữu kiến trúc cổ kính cùng nhiều dấu ấn lịch sử qua từng thời kỳ. Đến với Nhà hát lớn Hà Nội, du khách có thể thưởng thức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc hay ngắm nhìn các kiến trúc cùng nội thất tráng lệ.